Hỏi Đáp Phật Tử Hỏi ĐápTâm Chân NhưNovember 11, 2019—-oOo— Kinh Phật thường nói, “Phật trao mắt truyền mắt pháp” hay “Phật trao mắt trí huệ,” có nghĩa là Phật khai thị Phật tri kiến cho chúng sanh. “Khai thị” nghĩa là đem những gì mình đã chứng ngộ dạy lại cho người khác để khai mở con mắt trí huệ cho họ. Vậy, hai chữ “khai thị” chỉ dành riêng cho chư Phật, Bồ-tát và các bậc đã chứng ngộ. Phàm phu chưa chứng ngộ thì không thể khai thị người khác. Chúng ta đem những điều học hỏi được từ nơi kinh Phật và từ những kinh nghiệm thực hành trong cuộc sống tu hành của mình ra chia sẻ để cùng nhau bàn luận, cùng nhau kiểm thảo, cùng nhau gạn đụt khơi trong, nhằm mục đích tìm ra lý lẽ, hiển thị giáo nghĩa chân thật trong kinh, hòng có được những lợi ích thật sự. Những điều này chẳng phải do mình tự chứng ngộ mà biết được, nên chẳng phải là lời khai thị. Nhà Thiền thường nói: “Cái hay, cái dở của ông, ông tự nên biết. Tôi không giống ông.” Chúng ta cũng biết, con người ở trên cõi đời này không ai hoàn toàn giống ai, nên Phật pháp được hiểu nơi mỗi người cũng sẽ không bao giờ giống nhau. Đấy chẳng có gì sai trái cả, chẳng cần phải tranh biện làm chi cho uổng công phí sức. Phật pháp vốn là vô ngã, tức là thường luôn thay đổi để thích ứng với từng mỗi con người, thì làm sao có thể nói cái gì là thật đúng, cái gì là thật sai? Hễ cái gì mang đến cho ta lợi ích giải thoát chân thật thì cái đó đúng với ta, nhưng cái gì đúng với ta chưa chắc là đúng với người khác, thì có gì đáng để tranh biện? Giác ngộ là thấy rõ cái tâm sanh diệt của chính mình, chứng ngộ là đoạn trừ được cái tâm sanh diệt ấy để Tâm Chân Như được hiển lộ. Người thực sự chứng ngộ thì tự mình biết lấy, không thể nói ra cái chứng ngộ của mình cho người khác biết được, vì sao? Vì khi đã nói ra được cảnh giới chứng ngộ thì chứng tỏ là tâm mình vẫn chưa thanh tịnh. Vả lại, cảnh giới chứng ngộ chẳng có gì đáng để nói ra cả; bởi vì nó chỉ là trạng thái Nhất tâm, tức là trong tâm chẳng còn có ý niệm gì cả, nên có gì mà nói. Ai được Nhất tâm, thì người đó tự biết lấy, không có gì đáng để nói ra cả; giống như sư cô là đàn bà, cái đầu ở trên cổ là chuyện ai cũng biết, cần gì phải nói ra? Nếu mình nói ra được cái Nhất tâm là gì, thì đó không phải là Nhất tâm mà chỉ là vọng kiến phát xuất ra từ cái tâm còn vọng động còn phiền não chấp trước, thì đó đâu phải là cái tâm đã chứng ngộ. Tuy nói Nhất tâm (Tâm Chân Như) thật là dễ dàng nhận biết như vậy; nhưng đối với người không thật sự hiểu rõ Phật pháp thì lại là rất khó thấy được Từ phẩm Cõi Nước Nghiêm Tịnh cho đến phẩm Sen Báu Phật Quang của kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ, kinh nói đến tướng công đức vô lượng, tướng trang nghiêm thù thắng, tướng thường hằng không đoạn diệt của cõi Tây Phương Cực Lạc, khiến người học Phật không khỏi sanh lòng thắc mắc, tại sao trong kinh Kim Cang Đức Phật nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng,” tức là tất cả những gì có tướng đều chỉ là bóng ảnh, bọt bèo, không thể nắm bắt được, nhưng nay trong các phẩm kinh này, Đức Phật lại nói cảnh tướng nơi Tây Phương Cực Lạc là cõi thường hằng không đoạn diệt? Như vậy, pháp môn Tịnh độ chẳng lẽ không phải là pháp Chân như Thật tướng hay sao? Thậm chí, sau khi đọc kinh A Di Đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ và kinh Vô Lượng Thọ, có người hiểu lầm Tây Phương Cực Lạc chỉ là một trong những cõi trời mà thôi, chớ chẳng phải là cõi Thường Trụ của chư Phật. Để làm sáng tỏ việc này, người tu pháp môn Tịnh độ hay muốn biết về cõi Phật Tịnh độ Di Đà phải hiểu rõ thể tánh của Chân tâm Tự tánh. Bởi vì Tây Phương Cực Lạc là do Tâm Chân Như của Phật A Di Đà biến hiện ra. Hay nói cho rộng hơn, cõi ấy biến hiện ra từ trong bản tâm thanh tịnh của chúng sanh. Kinh nói: “Chân như bình đẳng, Như Như nhất vị” là nói về thể tánh của Chân tâm Tự tánh có khà năng nhiếp thâu tất cả pháp thế gian lẫn xuất thế gian mộ cách bình đẳng, nên hành nhân chỉ cần nương vào tâm ấy bèn thấu rõ nghĩa của Đại thừa. Vì sao? Bởi vì tướng Chân như của tâm ấy biểu thị cái thể của Đại thừa, còn cái tướng nhân duyên sanh diệt của tâm ấy thì biểu thị Tự thể, Tự tướng và Tự dụng của Đại thừa: Về mặt Tự thể thì tâm ấy chính là cái Chân như bình đẳng, bất tăng bất giảm, bất cấu, bất tịnh của tất cả các pháp; thí dụ, sóng nước, nước sông, nước biển tuy có hình dáng và mùi vị khác nhau, nhưng tự thể của nó đều chỉ thuần là nước. Về mặt Tự tướng thì tâm ấy chính là cái Như Lai Tạng có đầy đủ vô lượng tánh công đức; thí dụ, tuy tánh của nước chỉ là nhất thể, nhưng nước lại có nhiều hình dạng, mùi vị khác nhau. Về mặt Tự dụng thì Tâm ấy có công năng sinh ra tất cả nhân quả lành thế gian và xuất thế gian. Tất cả chư Phật đều lấy một pháp này để phổ độ chúng sanh. Tất cả chư Bồ-tát cũng đều lấy một pháp này làm phương tiện để đi đến đất nước của Như Lai; thí dụ, tuy nước có các dạng khác nhau, nhưng chúng đều có một tánh ướt, dùng để giải khát, tắm rửa giặt giũ v.v… Phật A Di Đà dùng cả ba pháp Tự thể, Tự tướng và Tự dụng để thành lập cõi nước Cực Lạc và pháp môn Tịnh độ, khiến chúng sanh hướng đến Nhất thừa, vãng sanh Cực Lạc. Nói cho rõ hơn, tuy cảnh tướng của cõi Cực Lạc thiên biến vạn hóa, nhưng nó chỉ nhắm vào một mục đích giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh trở về với cái dạng đồng nhất; đó là Phật pháp thân! Nghĩa ấy là như thế nào? Do vì tánh của Chân như là bình đẳng, như như nhất vị, nên pháp môn Niệm Phật hiển thị chánh nghĩa là nương vào một pháp Nhất tâm mà chia thành hai môn: Một là Tâm Chân Như, hai là Tâm Sanh Diệt. Bởi vì hai môn này không rời nhau, nên Phật A Di Đà dùng cả hai môn này để thâu tóm tất cả các pháp vào trong một pháp Nhất Tâm, lấy danh hiệu A Di Đà và cảnh giới Tây Phương làm chỗ để quán mà đạt Nhất tâm. Thể của Chân như không có hình tướng, là cái chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng tăng chẳng giảm của tâm tánh, nên trong Chân như, tất cả các pháp đều chân thật, đều bình đẳng; nhưng do vì chúng sanh nương nơi vọng niệm mà thấy có sai khác. Ví dụ, tuy hình tướng của các đồ gốm khác nhau, nhưng nếu lìa hết thảy các tướng dạng của chúng thì chỉ thấy bụi; tuy vòng, xuyến, bình, bát, chén, đĩa v.v… làm bằng vàng có hình dạng khác nhau, nhưng nếu lìa hết thảy các hình dạng ấy thì chỉ thấy vàng; tuy nước sóng, nước đá, nước sông, nước biển v.v… có hình dạng và mùi vị khác nhau, nhưng nếu lìa hết thảy các hình dạng và mùi vị ấy thì chỉ thấy nước. Do vì cái thể của Chân như Tự tánh là “bình đẳng, như như nhất vị” như vậy, nên Phật bảo chúng ta hãy lìa hết thảy các tướng sai khác của pháp giới như là các tướng thuận nghịch, xấu tốt v.v… thì sẽ thấy được một cái Tâm Chân Như bất sanh bất diệt. Nói cách khác, khi chúng ta trụ trong tất cả các pháp mà thấy được bản chất của chúng đều lìa các tướng ngôn thuyết, tướng danh tự và tướng tâm duyên, rốt ráo bình đẳng, không có đổi khác, vỏn vẹn chỉ là Nhất tâm, thì đấy chính là Tâm Chân Như. Chữ “Nhất” trong Phật pháp chính là Chân như Tự tánh của mỗi đương nhân. Do vì cái thể của Chân như Tự tánh là “bình đẳng, như như nhất vị,” nên tất cả ngôn thuyết đều là giả danh không thật. Tướng ngôn thuyết chỉ do vọng niệm sanh ra, không thể nắm bắt được cái thật. Ngay cả Phật pháp do chính Đức Phật nói ra cũng không có cái năng thuyết có thể nói được. Chúng ta do nghe lời Phật thuyết, rồi nghĩ nhớ, tư duy, nhưng thật ra không có cái năng niệm có thể nghĩ được. Thế nhưng, vì phàm phu chúng ta chưa thấy được nguồn đạo, nên phải bắt đầu học Phật từ ngôn từ, văn thuyết, danh tướng để thấy được nguồn đạo; đấy gọi “tùy thuận Chân Như.” Sau khi hành nhân thấy được nguồn đạo rồi, thì phải lìa hết thảy ý niệm mới có thể đắc nhập Chân như. Đức Phật A Di Đà tùy thuận nơi ba đặc tính của Chân như là Tự thể, Tự tướng và Tự dụng để thiết lập pháp môn Tịnh độ, khiến chúng sanh có thể tùy thuận Chân như mà niệm Phật được Nhất Tâm mà đắc nhập Chân như. Nói cho rõ ràng hơn, Phật A Di Đà tùy thuận Chân như biến diễn ra ngôn thuyết, văn từ cho đến những cảnh tướng trang nghiêm thù thắng của cõi Tây Phương Cực Lạc, để khiến chúng sanh khai ngộ mà đắc nhập Chân như. Đây đúng thật là một phương tiện rốt ráo mà người tu tịnh nghiệp phải hiểu rõ cách dụng trí và dụng tâm của Phật, mới thấy được nguồn đạo chân chánh. Phật dùng pháp “tùy thuận Chân như” để giảng nói pháp Chân như nhưng không rời hai nghĩa: Một là pháp này là “không như thật” vì nó rốt ráo phơi bày sự thật; tức pháp này chính là pháp Không. Hai là pháp này là “bất không như thật” vì Tự thể của nó có đầy đủ tánh công đức vô lậu; tức pháp này cũng chính là pháp Bất Không. Do pháp này bao gồm cả hai nghĩa Không và Bất Không nên pháp này chính thật là Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế, là trí tuệ Bát-nhã, xa lìa hết thảy hư vọng, điên đảo, cứu cánh Niết-bàn. Pháp môn Niệm Phật được gọi là Không vì từ trong bản chất của nó không có tâm niệm hư vọng, không có nhiễm pháp, lìa hết thảy các tướng sai biệt của tất cả các pháp. Nói một cách sâu xa hơn, do vì pháp môn Niệm Phật phát xuất từ Tự tánh của Chân như nên nó chẳng phải “tướng có,” chẳng phải “tướng không,” chẳng phải “chẳng phải tướng có,” chẳng phải “chẳng phải tướng không,” chẳng phải “tướng có và không lẫn lộn,” chẳng phải “tướng một,” chẳng phải “tướng khác,” chẳng phải “chẳng phải tướng một,” chẳng phải “chẳng phải tướng khác,” cũng chẳng phải “tướng một và tướng khác lẫn lộn.” Nói nôm na cho dễ hiểu, pháp này “lìa tứ cú, tuyệt bách phi,” nên chẳng thể dùng bất cứ một niệm nào mà có thể nói ra được pháp. Nhưng do vì chúng sanh có vọng tâm, niệm niệm đều là phân biệt chấp trước, nên Phật phải giả nói pháp Không để cho chúng sanh lìa vọng tâm, chớ thật ra cũng không có cái Không để mà nói. Lại nữa, tuy thể tánh của tất cả các pháp là Không, tức là không có vọng nhiễm, chỉ thuần là Nhất Tâm, thường hằng bất biến, nhưng Phật lại tùy duyên mà phát sanh ra đầy dẫy các tịnh pháp để hóa độ chúng sanh, nên pháp môn Niệm Phật cũng là Bất Không. Tuy rằng pháp môn Niệm Phật là Bất Không, nhưng vì pháp thể của nó lại là Không, tức là không có cái tướng nào có thể nắm bắt được, nên cảnh giới của nó ly niệm, chẳng thể do suy nghĩ, nói bàn mà biết được nổi, chúng ta chỉ phải niệm Phật cho đến khi được Nhất Tâm, chứng nhập Chân như, thì mới có thể tương ưng với pháp này mà thôi. Do đó, pháp môn Niệm Phật rốt ráo chỉ là Nhất Tâm. Chúng sanh do nương vào Như Lai Tạng mà có tâm sanh diệt, Như Lai Tạng bất sanh bất diệt cùng với tâm sanh diệt hòa hợp lẫn nhau, chẳng phải một, chẳng phải khác, nên mới có cái mệnh danh là thức A-lai-da. Thức ấy có công năng thâu vô tất cả pháp và sanh ra tất cả pháp. Thức A-lai-da lại bao gồm hai tánh Giác và Bất giác, mà cái gọi là Giác chỉ là cái thể của tâm ly niệm. Cái tướng của tâm ly niệm ấy ngang bằng hư không, không đâu không cùng khắp, nên gọi là tướng Nhất của pháp giới hay Nhất Chân pháp giới, mà Nhất Chân pháp giới lại chính là Pháp thân bình đẳng của Như Lai. Hành nhân nương vào Pháp thân ấy thì gọi là Bổn giác. Bổn giác là đối với Thủy giác mà nói như vậy, nhưng thật ra Bổn giác cũng tương đồng với Thủy giác. Thủy giác có nghĩa là do nương vào Bổn giác mà nói có Bất giác, lại do nương vào Bất giác nên nói có Thủy giác. Lại do vì giác thấu suốt nguồn tâm nên gọi là Cứu Cánh giác (trí Phật), không giác thấu nguồn tâm thì gọi là Phi Cứu Cánh giác. Kinh nói: “Nếu chúng sanh nào quán được vô niệm, thì kẻ đó đang hướng tới trí Phật.” Tất cả chúng sanh từ phàm phu cho đến Bồ-tát Pháp thân đều không gọi là Cứu Cánh giác, vì ngay trong bản chất của họ vẫn chưa đoạn được vô thủy vô minh, tức là trong tâm vẫn còn niệm niệm tiếp nối tương tục, chưa hề lìa khỏi. Khi nào họ chứng đắc vô niệm rồi thì mới biết rõ bốn tướng sanh trụ dị diệt của tâm vốn bình đẳng với vô niệm. Ví như phàm phu vì giác biết niệm trước khởi ác, nên họ niệm Phật để chận đứng niệm sau, khiến ý niệm không sanh khởi được; tuy đó cũng gọi đó là Giác, nhưng thật ra vẫn chỉ là Bất giác, chớ chưa phải là Cứu Cánh giác. Ví như bậc quán trí Nhị thừa và hàng Bồ-tát sơ phát tâm giác biết tướng dị của niệm, nhưng niệm lại không có tướng dị, nên họ niệm Phật để xả bỏ các tướng chấp trước phân biệt thô trọng này, thì gọi là Tương Tợ giác, chớ chẳng phải là Cứu Cánh giác. Ví như hàng Bồ-tát Pháp thân giác biết tướng trụ của niệm, nhưng niệm không có tướng trụ, nên họ niệm Phật để xa lìa tướng niệm thô trọng phân biệt, thì gọi là Tùy Phần giác, chớ chẳng phải là Cứu Cánh giác. Ví như hàng Địa tận Bồ-tát giác biết tâm không có tướng sơ, cũng không có chỗ trụ, nên họ có đầy đủ phương tiện tu hành, trong một tích tắc có thể tương ưng với Nhất Tâm, xa lìa được vọng niệm vi tế, thấy rõ tâm tánh, an trú vĩnh viễn trong tịch tĩnh, như như bất động, nên họ niệm Phật đạt đến mức hoàn toàn vô niệm thì đấy mới gọi là Cứu Cánh giác. Phật A Di Đà từ trong Bổn Giác tánh, Chân Như bình đẳng, Như Như nhất vị, lìa khỏi hết thảy tạp nhiễm mà xuất sanh ra hai tướng; đó là Tướng Trí Tịnh và Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn.” Vì hai tướng này cùng với Bổn giác không lìa bỏ nhau nên A Di Đà Phật dùng cả hai tướng này để thiết lập cõi Tây Phương Tịnh độ, phổ lợi quần sanh. Tướng trí tịnh của Phật là do nương vào sự huân tập của pháp lực, trụ huệ chân thật, tu hành như thật mà thành tựu được đầy đủ phương tiện dùng để phá tướng thức hòa hiệp và diệt tướng tâm tương tục, từ đó hiển hiện Pháp thân, nên trí huệ trở nên thuần tịnh. Tướng Trí Tịnh là cái trí nhận biết hoàn toàn, nhưng lại như như bất động, chẳng hề bị lay chuyển. Ví dụ, vì có gió thổi mà nước trong biển có sóng động; tuy tướng nước và tướng sóng không rời nhau, nhưng tánh của nước là chẳng động, nên khi gió ngừng thổi thì tướng động tương tục của nước cũng ngừng dứt, nhưng tánh ướt của nước không hoại diệt. Cũng giống như vậy, tuy Chân tâm Tự tánh của chúng sanh vốn sẵn thanh tịnh, nhưng vì gió vô minh lay động nên thấy có động, nhưng thật ra Chân tâm Tự tánh chẳng hề động. Vì Chân tâm và vô minh đều không có hình tướng và không rời bỏ nhau và cũng do vì Chân tâm chẳng phải tánh động, nên nếu vô minh diệt thì tướng tương tục diệt, nhưng tánh trí của Chân tâm không bao giờ hư hoại, vẫn luôn thuần tịnh. Tây Phương Cực Lạc thế giới là Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn do Phật A Di Đà nương nơi Tướng Trí Tịnh mà thi tác, hóa hiện ra. Mọi cảnh vật trong cõi ấy đều trang nghiêm thù thắng, vi diệu nhiệm mầu không thể nghĩ bàn, đều là tướng công đức vô lượng, thường hằng không đoạn diệt. Các cảnh vật ấy lại biết tùy thuận căn cơ của chúng sanh mà tương ứng tự nhiên, hiện ra đủ loại cảnh giới, khiến chúng sanh được lợi ích chân thật. Cho nên, Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn ấy tuy động, nhưng chẳng phải là cái động phát xuất ta từ vô minh, mà chỉ là sự hóa hiện phát xuất ra từ trí thuần tịnh của Phật A Di Đà, nên gọi là Tướng Trí Tịnh. Phật A Di Đà từ trong Bổn giác tánh mênh mông ngang bằng hư không xuất sanh ra bốn cõi Tịnh độ: Thường Tịch Quang, Thật Báo Trang Nghiêm, Phương Tiện Hữu Dư và Phàm Thánh Đồng Cư độ. Bốn quốc độ ấy chính là Tướng Trí Tịnh, được ví như bốn tấm gương trong sáng của Bổn giác có khả năng khiến người trông thấy nhận ra Thật tướng, rồi từ đó mà tự mình biết quay trở về với Bổn giác. Do đó, bốn cõi Tịnh độ cũng chính là Tướng Nghiệp Không Thể Nghĩ Bàn của Phật A Di Đà. Bốn cõi Tịnh độ của Tây Phương Cực Lạc thế giới được ví như bốn tấm gương sáng lớn soi thấu các tướng của xum la vạn tượng, đồng thời lại tự biểu hiện tánh sáng suốt và bất biến của chính nó như sau: Một là, cõi Thường Tịch Quang ví như tấm gương biểu hiện tánh Thật Không, xa lìa hết tất cả các tướng cảnh giới của tâm, không một pháp nào có thể hiện ra trong đó. Hai là, cõi Thật Báo Trang Nghiêm ví như tấm gương biểu hiện tánh Thật Bất Không. Bởi vì tất cả pháp đều là tánh chân thật nên tất cả các cảnh giới đều hiện ra trên gương, không ra không vào, không tăng không giảm, không mất không hư, nhất tâm thường trú. Lại vì tất cả các nhiễm pháp không thể nhiễm ô được nó, nên trí thể của Báo thân không lay động, đầy đủ công đức huân tập chúng sanh. Ba là, cõi Phương Tiện Hữu Dư ví như tấm gương biểu hiện nhân huân tập của pháp xuất ly thế gian; cái nhân ấy là Như Thật Bất Không, lìa khỏi phiền não ngại và trí ngại, lìa tướng chúng sanh hòa hợp, thuần tịnh sáng suốt. Bốn là, cõi Phàm Thánh Đồng Cư ví như tấm gương biểu hiện duyên huân tập pháp xuất ly thế gian; nghĩa là do nương nơi pháp xuất ly thế gian của chư Phật nên hành nhân có khả năng soi thấu khắp tâm chúng sanh. Vì muốn khiến chúng sanh tu tập căn lành, nên tùy thuận ý niệm của chúng sanh mà thi tác, thị hiện các Phật sự, diễn biến các pháp lý khác nhau, thị hiện thân tướng khác nhau, biến hiện các cõi nước khác nhau để làm phương tiện giáo hóa chúng sanh. (Xin đọc bài viết “Tâm Sanh Diệt” lần sau) Diệu Âm Trí Thành 11/04/2019...Bát Nhã Vô TriNovember 11, 2019—oOo— Bởi vì Phật tánh chỉ có thể nhận biết bằng chân thật huệ, nên Bồ-tát phải tu vạn hạnh trang nghiêm để thành tựu đầy đủ hai thứ Phước và Trí thì mới có thể nhận biết được Phật tánh. Bồ-tát tu vạn hạnh trang nghiêm để thành tựu Phước và Trí, rồi lại dùng Phước và Trí để thành tựu vạn hạnh trang nghiêm. Các hạnh trang nghiêm đó là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ (Bát-nhã) và muôn vạn hạnh lành khác…, nên các hạnh trang nghiêm ấy cũng chính là Lục độ Vạn hạnh. Phước và Trí ví như ngàn con mắt, Lục độ Vạn hạnh ví như ngàn cánh tay được biểu thị bằng hình tượng của Ngài Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát. Tỳ-kheo Pháp Tạng thành tựu hết thảy các hạnh trang nghiêm mà trong mỗi một đức hạnh đó, đều là từ tánh khởi tu, hoàn toàn tu từ nơi Tự tánh, chẳng phải là ở nơi các tướng hữu lậu bên ngoài mà có thể được. Tuy rằng các hạnh trang nghiêm có đến vạn hạnh, nhưng quy chung cũng chỉ là để thành tựu hai thứ thiện tư lương “Phước và Trí.” Chúng ta cũng nên biết, chữ “trang nghiêm” ở đây có hai nghĩa: Một là đầy đủ hết thảy các đức, hai là trang hoàng lộng lẫy các sở hạnh. Do vì sở hạnh của Bồ-tát chứa đựng đầy đủ Phước và Trí, nên khi Bồ-tát nói ra lời nào, dạy ra điều gì cũng đều trở thành quy tắc, khuôn phép đúng đắn, chẳng sai lệch. Khi Bồ-tát làm gì, chỉ bày cái gì cũng trở thành mẫu mực cho đại chúng, đều thành pháp chuẩn mực chẳng thể biến cải được trong hết thảy các thời các chỗ, nên kinh bảo là Tỳ-kheo Pháp Tạng nói riêng và chư Đại Bồ-tát nói chung có “các hạnh trang nghiêm, đầy đủ khuôn phép.” Khi ý niệm của sự hiểu biết ở mức độ thô thì gọi là “giác.” Khi ý niệm của sự hiểu biết ở mức độ thâm sâu vi tế thì gọi là “quán.” Nói cho đầy đủ thì chữ “quán” ở đây có nghĩa là Diệu Quán Sát trí. Tỳ-kheo Pháp Tạng dùng Diệu Quán Sát trí để quán sát hết thảy các pháp mà nhận biết rằng tất cả các pháp đều là huyễn hóa, đều là vô sở đắc, nên Ngài liền lìa các ý thức, chấp trước, so đo, phân biệt… Tuy rằng Tỳ-kheo Pháp Tạng thành tựu được hết thảy các hạnh trang nghiêm, đầy đủ khuôn phép như thế, nhưng vì Ngài tu hành theo đúng với chánh pháp “quán pháp như hóa, tam muội thường tịch,” nên thấy rõ hết thảy các pháp thành tựu ấy cũng đều là huyễn hóa, chẳng thật, nhờ đó mà dù Ngài thực hành vô lượng vô biên các hạnh trang nghiêm, nhưng tâm vẫn an trụ tịch tĩnh trong chánh định, chẳng thấy một pháp nào thật sự có thành tựu hay có chứng đắc. Phật giáo Đại thừa gọi cái thấy biết ấy là Trí huệ Chân thật hay Bát-nhã Vô tri. “Quán pháp” có nghĩa là thực hành Bát-nhã thâm sâu, là cốt lõi của vạn hạnh, là gan mật của Bồ-tát. Do vì có Tam Ðế (Tục đế, Không đế và Chân Ðế), nên chữ “pháp” ở đây hàm chứa hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian, hữu tình, phi tình, các pháp sanh tử, Niết-bàn v.v… Đối với tất cả các pháp như vậy, Bồ-tát đều quán chiếu sâu xa mà thấy rằng chẳng có một pháp nào có thể được, mọi pháp đều là vô sở đắc, nên kinh ghi là: “Quán pháp như hóa, tam muội thường tịch.” Nói theo văn tự của Bát-nhã Tâm Kinh thì câu “Quán pháp như hóa, tam muội thường tịch” chính là “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.” “Quán pháp như hóa” là quán hết thảy pháp đều là Trung đạo: “Chẳng phải là Không, cũng chẳng phải là Giả.” Không và Giả chỉ là dùng để so sánh, ví von mà nhận biết lý Trung đạo mà thôi, chớ nó chẳng phải là thật tướng của các pháp, nên kinh gọi hết thảy các pháp đều là “như hóa.” Tuy nói là hết thảy các pháp đều là như hóa, nhưng thật ra nó chẳng phải tuyệt đối là “không có” và cũng chẳng phải là “không.” Mặt khác, nếu cho rằng các pháp là “có” thì “cái có” ấy lại chỉ là như huyễn hóa mà thôi, chẳng phải là thật có. Nói cách khác, chữ “như hóa” ở đây có cùng nghĩa với chữ “giả có.” Vì hết thảy các pháp đều là giả có, nên toàn thể của cái được biến hiện ra từ nơi các pháp ấy lại chỉ như là “không có.” Bồ-tát do trụ trong “pháp Chỉ” (Chỉ Quán) rất sâu thẳm đến mức có thể ngưng tâm mình lại một chỗ, nên có thể dứt hết sạch hết thảy các danh tướng, lìa được tất cả phiền não, tâm tâm an trụ thường tịch, nên kinh Vô Lượng Thọ nói: “Quán pháp như hóa, tam muội thường tịch” và Bát-nhã tâm kinh bảo: “Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.” Nói cách khác, khi tâm mình an trụ được trong trạng thái Thường Tịch tam muội thì tất cả các pháp đều tự nhiên tịch tĩnh, chẳng còn sanh, chẳng còn diệt nữa. Tỳ-kheo Pháp Tạng thường hành Trung đạo, tức là thường trụ tâm trong Diệu Quán Sát trí, nên thấy hết thảy các pháp đều là như huyễn hóa, rồi từ trong trí huệ ấy mà tự nhiên nhập vào được trong Chánh định Bất sanh Bất diệt và Thường Tịch rất sâu. Nếu nói theo pháp môn Tịnh độ thì Niệm Phật tam muội là nhân, cái quả đức của nó là cái mà phẩm Duyên Khởi Ðại Giáo của kinh Vô Lượng Thọ ghi: “Định huệ Như Lai thông suốt rốt ráo, đối tất cả pháp có thể đắc được tự tại tối thắng.” Do vì Tỳ-kheo Pháp Tạng tu hành khế hợp sâu xa với Trung đạo, chánh định thường tịch, hiểu rõ nguồn gốc của thật tướng, xa lìa hết thảy các pháp sanh diệt, nên tam nghiệp thân-khẩu-ý của Ngài tự nhiên thanh tịnh, vô cấu, vô nhiễm. Vì thế kinh mới nói là Ngài “khéo gìn khẩu nghiệp, không chê lỗi người. Khéo gìn thân nghiệp, không mất luật nghi. Khéo gìn ý nghiệp, thanh tịnh không nhiễm.” Trong tam nghiệp nơi thân, khẩu và ý thì khéo giữ gìn ý nghiệp là quan trọng nhất, vì sao? Vì nó là chánh hạnh của người tu Bồ-tát đạo. Một khi ý nghiệp đã thanh tịnh, chẳng thấy lỗi lầm của người khác thì khẩu nghiệp cũng theo đó mà thanh tịnh, không còn chê trách, nói xấu, chỉ trích lỗi lầm của người khác nữa. Chữ “người” trong câu “khéo gìn khẩu nghiệp, không chê lỗi người” không phải là chỉ riêng cho hữu tình chúng sanh mà nó bao gồm hết thảy hữu tình, phi tình, vạn sự, vạn vật và hết thảy các pháp. Người thấu rõ lý Trung đạo Thật tướng thì phải biết hết thảy vạn pháp đều không có lầm lỗi, vốn tự vô nhiễm, vốn tự viên thành. Vì sao? Bởi vì trong Chân Như Thật Tướng hết thảy các pháp đều bình đẳng, chẳng tăng chẳng giảm, chẳng dơ chẳng sạch; cho nên không còn có gì để chê trách hết. Vì thế, kinh Lăng Nghiêm mới nói: “Hết thảy sự rốt ráo kiên cố.” Kinh Viên Giác cũng nói: “Các Giới, Định, Huệ và dâm, nộ, si đều là phạm hạnh” và “hết thảy phiền não rốt ráo là giải thoát.” Luật Nghi trong đạo Phật là pháp dùng để ngừa ác; chấm dứt những hành vi sai trái. Luật Nghi Giới là một trong Tam Tụ Tịnh Giới: Nhiếp Luật Nghi Giới, Nhiếp Thiện Pháp Giới, Nhiếp Chúng Sanh Giới. Nhiếp Luật Nghi Giới là thọ trì năm giới, tám giới, mười giới, cụ túc giới, cho đến hết thảy các giới luật trong nhà Phật. Trong Nhiếp Luật Nghi Giới, tại gia Bồ-tát phải thọ năm giới và tám giới, xuất gia Bồ-tát thọ mười giới và Cụ Túc Giới v.v… Nhiếp Thiện Pháp Giới là lấy việc tu hết thảy thiện pháp làm giới. Nhiếp Chúng Sanh Giới là lấy việc lợi lạc hết thảy hữu tình làm giới. Vì Giới là cây thang đưa đến hết thảy thiện pháp; cho nên hết thảy chúng sanh đã quy y Tam Bảo, đang trụ trong nhà Phật, đều phải lấy Giới làm gốc. Kinh Phổ Siêu tam muội, Quyển một dạy: “Mặc giáp giới đức, hóa độ chúng sanh,” đấy chính là ý nghĩa chân thật của câu “khéo gìn thân nghiệp, không mất luật nghi.” Ở đây, “áo giáp giới luật” có hai nghĩa: Một là hộ trì, hai là trang nghiêm. Hộ trì là lấy giới đức làm giáp trụ; giống như lính cứu hỏa mặc áo giáp bằng chất thạch miên (amiant) để xông vào nhà lửa tam giới, xông vào ngọn lửa tam độc đang cháy hừng hực để cứu vớt chúng sanh mà chẳng hề sợ hãi. Trang nghiêm là dùng đức trì giới để tự trang nghiêm, chẳng mất luật nghi, làm khuôn phép cho trời người, khiến hết thảy chúng sanh khâm ngưỡng, quy hướng, chấp nhận sự giáo hóa của mình, cung kính giới đức của mình, học theo giới hạnh của mình, tấn tu định huệ đạt đến bờ kia của sự giải thoát. Chư Bồ-tát giải ngộ và tu chứng trọn vẹn Trung đạo, lý sự vô ngại, nên tuy các Ngài biết rõ giới-định-huệ và dâm-nộ-si đều bình đẳng như nhau, nhưng lại chẳng phạm các lỗi dâm-nộ-si, chẳng đánh mất luật nghi, đầy đủ khuôn phép. Do Tự tâm của Bồ-tát thường tịch, hết thảy bình đẳng, nên các Ngài chẳng lấy bỏ cái gì, cũng chẳng yêu chẳng ghét cái gì, chẳng thấy mình phải, chẳng bảo người khác sai. Người tu tịnh giới thì phải biết rõ, chê bai giới luật của Phật là phỉ báng Phật, chê bai người phạm giới là hủy hoại tịnh giới của chính mình. Trì giới như vậy mới là trì giới một cách chân thật, tu hành như thế là hạnh Phổ Hiền, tri kiến như thế là Bát-nhã Vô tri khế hợp Trung đạo. Diệu Âm Tri Thành 8/12/2019...Hoá giải oan gia trái chủ 2November 11, 2019Hỏi : A Di Đà Phật. Huynh Trí kinh mến. Em có chị bạn tên là TN, pháp danh : TB. Ông chồng chị ấy bị chết bất đắc kỳ tử vào năm 2004, chị nói là lúc chết anh ấy hận chị nên về phá hoài, chị nghe được người âm nói bên tai nữa. Chị nói chồng của chị xúi con của họ tự tử. Chị ấy nói lúc nầy chị bị quấy phá nhiều hơn, hay muốn tự tử, có lúc cầm dao hay vật nhọn thì cái tay muốn đâm vô ngực mình, nhưng lý trí thì biết nên không muốn làm vậy, nên bị gằng co dữ lắm. Chị ấy đang ăn chay trường và có tụng kinh niệm Phật. Tối hôm qua, chị gọi em nói rằng chị đang bị nặng lắm và đang giằng co với anh chồng đã chết, nên rất mệt và nhức đầu quá, không thể tụng kinh hay ngồi thiền nổi. Em khuyên chị nên ráng niệm Phật nhiều hơn. Chị nói muốn niệm, nhưng niệm không nổi. Em khuyên nên mở băng niệm Phật lên nghe và để tâm niệm theo, chị còn nhờ em gọi dùm Sư Sathi người Sri Lanka giúp. Em đã gọi Sư, rồi gọi lại cho chị; lúc đó , chị đang nằm nghe máy niệm Phật và có vẽ đở hơn chút đỉnh. Em khuyên chị nên tụng chú Đại Bi như huynh vẫn thường khuyên các đồng tu gặp nạn khác, để nhờ oai thần gia trì của Đức Quan Thế Âm Bồ-tát, chị không chịu và nói : nghe ai đó nói nếu chị bị nhập mà tụng chú Đại Bi thì vong đó bị đọa địa ngục, nên chị không dám. Em nói : em nghỉ rằng chú Đại Bi sẽ giúp cả hai bên âm lẫn dương, nhưng chị vẫn còn hơi sợ không đúng, nên nói để em hỏi huynh rồi sẽ cho chị hay sau. Cách đây vài tuần một nhóm Phật tử chúng em được Sư Sathi cho một dây vòng đeo tay, sư chú nguyện cho từng người trước khi đeo vào tay, tụi em (chị ấy cúng dường trai tăng – thỉnh bốn vị Sư để cầu nguyện cho thân nhân quá cố. Chị nói vừa mở ra bỏ vì cọng dây đeo đã lâu bị dơ rồi, thì chị bị nặng thêm! Nên chị muốn xin Sư sợi dây khác để đeo liền. Em sẽ in bài nầy ra để cho chị đọc vào ngày mai. Nếu tiện xin huynh cho chị ấy gọi điện thoại để nói chuyện với huynh đựơc không? Em đâu có biết Phật Pháp nhiều đâu mà dám khuyên gì cho ai! Rất cám ơn huynh. MB Trả lời MB thân: Vong linh này là chồng hay không phải là chồng của Chị TN không phải là việc quan trọng. Đại đa số những oan gia trái chủ đều là những chúng sanh có mối nhân duyên và quan hệ với ta; khi ta mua hay bắt một con cá về để nấu nướng mà ăn, thì con cá này có mối nhân duyên quan hệ với ta rồi! Dỉ nhiên, nhân duyên này là ác duyên. Công việc chánh yếu là Chị TN phải biết quán chiếu tánh “không” của mọi pháp, xa rời mọi vọng niệm và vọng cảnh, để có thể an định tâm của chị. MB khuyên Chị TN không nên đặt nặng vấn đề vong linh này chính sát là ai; dù là ai đi nữa chị cũng phải xả bỏ nó ra khỏi trong lòng; nếu chị không ráng làm, thì vong linh này sẽ cứ mãi đeo bên chị. Vong linh này chỉ có thể trụ được trong chị, khi chị còn nhớ đến nó và chấp nhận là nó có hiện hửu. Nếu chị xả bỏ nó hoàn toàn ra khỏi tâm của chị, vong linh sẽ không còn có chỗ để nương dựa ở nơi chị, mà phải rời ra. Nói cách khác, vong linh chỉ có thể nương dựa hay nhập vào một người, khi người ấy còn tiếp tục nuôi dưởng sự hiện hữu của họ trong tâm. Chị TN có thể theo cách thức huynh đã chỉ dẫn trong bài “Hoá Giải Oan Gia Trái Chủ”, mà huynh gởi cho PT vừa rồi, cho Chị TN theo đó mà thực hành để giữ cho tâm của chị được an định, bình tỉnh, dõng mãnh và không kinh không sợ. Các Sư Tăng có thể dùng phương tiện khác nhau để hoá giải tâm của nạn nhân và vong linh, và giúp cho nạn nhân tăng thêm tín lực nơi Phật và chính mình. Nhưng nếu nạn nhân không có chánh kiến, mọi phương pháp đều trở thành vô dụng. Qui chung, nếu Chị TN không tự cứu giúp lấy chính mình lúc còn năng lực, thì khó ai có thể giúp cho chị ấy đặng sau này. Chúng ta phải luôn có chánh kiến nơi Phật pháp, thần chú hoá giải nghiệp chướng của Ngài Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát, có tên là “chú Đại Bi” đã nói lên trọn vẹn ý nghĩa của nó rồi. Sao lại có ý nghỉ rằng, vong linh nghe chú Đại Bi sẽ bị đoạ địa ngục, mà không nghỉ rằng vong linh nghe xong chú Đại Bi sẽ được khai giải và phát lòng đại bi tha thứ cho nạn nhận; rồi nhờ đó, vong linh cũng được siêu độ giải thoát. Chẳng lẽ, Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát có lòng thiên vị, không từ bi bình đẳng, chỉ giúp cho người đọc thần chú, rồi đoạ người khác vào địa ngục. Ý nghỉ này không những là không có chánh kiến; mà ngược lại, nó có ý tà kiến đối với bổn tâm đại từ đại bi và vô cùng thanh tịnh bình đẳng của Phật Bồ-tát. Người niệm Phật hay chú mà có cái tâm này, khó có thể cảm ứng được với Phật Bồ-tát. Người đọc chú Đại Bi, phải đọc với tâm thanh tịnh và đại từ đại bi như Phật Bồ-tát thì mới có cảm ứng đạo giao. Điều trước tiên, Chị TN nên đọc bài “Hoá Giải Oan Gia Trái Chủ” cho thật là kỷ càng, để phát sanh chánh kiến và hiểu biết cách thức thực hành. Theo đó thực hành một thời gian, rồi xem kết quả ra sao. Nếu Chị TN thật sự hiểu sâu ý nghĩa huynh nói trong bài này, chỉ cần làm vài ba ngày là chị ấy có thể tự hoá giải được nghiệp chướng này. Nên chú ý rằng : tất cả những năng lực để hoá giải oan gia trái chủ đều phải xuất phát từ tâm thanh tịnh và từ bi, không sanh chống trái với bất cứ một chúng sanh nào....Hoá giải oan gia trái chủ 1November 11, 2019Hỏi A Di Đà Phật. Chú Trí Kính. Bác gái của con và con gái Bác hiện tại bị một số chư vị oan gia trái chủ theo và làm cho : Bác gái nói đi nói lại một câu nhiều lần và còn tự đánh vào chân tay, cào bụng; tuy nhiên trí nhớ và thông minh vẫn như người thường. Bác chỉ biết NIỆM Phật khi có người nhắc, không thì quên. Con gái luôn nói rằng khổ không muốn sống nữa, luôn tìm cách tự tử. Anh trai lớn đưa đi đến chùa gặp Thầy ở tỉnh Thái Bình. Thầy nói có nhiều quỷ theo chị, nghiệp của chị nặng, thầy cũng nói chỉ còn cách niệm PHẬT, sám hối, thầy hết cách rồi … Nhưng chị không niệm Phật. Bác trai nói niệm PHẬT cũng tốt , nhưng tin 80% vào thầy cúng, thầy tà. Hiện nay gia đình có hai người con đang sinh sống tại Úc Châu và bốn người thân khác tin Phật niệm Phật. Xin chú GIÚP gia đình con cách HÓA GIẢI! Và gia đình có thể mở đĩa TRUNG PHONG TAM THỜI HỆ NIỆM hàng ngày để CHƯ VỊ QUỶ THẦN nghe giải thoát và không quấy nhiễu nữa không ạ, và nếu mời thầy, chúng con nên mời vị Thầy như thế nào đến giúp. Lại một lần nữa con làm chú phiền não, con xấu hổ quá vì mình không tu học đến nơi phụ lời Phật dạy, không giúp được cho mọi người. Con và gia đình xin TRI ÂN chú. Trả lời Nam Mô A Di Ðà Phật Cháu P.T thân: Vấn đề cháu hỏi rất là quan trọng. Cháu muốn cứu giúp người thân, phải nên tận sức mà làm. Khi việc này hoàn thành, không những cháu cứu được mạng sống của hai người thân, cháu cũng cứu luôn tuệ mạng của họ không bị rơi vào ngạ quỉ đạo sau khi mạng chung. Cuối cùng là cháu sẽ có thể dựa vào nhân duyên này mà làm cho toàn thể gia đình, họ hàng thân thuộc phát khởi tín tâm quy y Tam Bảo và phát lòng Tín-Nguyện-Hạnh niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Nếu cháu có lòng làm và làm được như vậy, cháu chính là sứ giả của Như Lai, làm công việc của Như Lai. Cháu không nên bi oan, yếm thế, xấu hổ và cũng không sanh lòng ngã mạn mà thực hành pháp Phật nhé! Khi người thân thoát ra khỏi vòng ma chướng này rồi, họ sẽ là người tin Phật hơn ai hết, và sẽ có quyết tâm tu hành mãnh liệt hơn ai hết. Phật nói : “người chưa gặp ma thì chưa gặp Phật” nghĩa là vậy! Hoàn cảnh xảy ra với gia đình bà con của cháu chưa chắc là xấu đâu; bởi lẽ, việc đời rất là lạ lùng, trong cái xấu nó có cái tốt sanh ra; và ngược lại. Chú đã gặp cháu và nhận thấy cháu là người thanh niên trẻ (22 tuổi) ngoan hiền, có niềm tin tha thiết nơi Phật, có chí nguyện rộng lớn là quyết tâm tu hành để thành Phật, và có lòng từ bi cứu độ chúng sanh v.v… Ðây chính là Bồ Ðề tâm mà chú thường nói trong các bài viết mà cháu đã đọc qua và thường hay hỏi. Nếu cháu đã chân thành phát Bồ Ðề Tâm; bây giờ chính là nhân duyên thời tiết chín mùi để cháu thực hành Bồ-tát đạo. Tâm Bồ Ðề nếu đã phát một cách chân chánh, nguyện tự nhiên thành; đó chính là chỗ bất khả tư nghì của oai thần gia trì của chư Phật Bồ-tát. Nếu cháu luôn gửi hết tấm lòng cung kính chân thật của mình đến Chư Phật Bồ-tát, tự nơi cháu sẽ ngộ ra lý sự nhiệm mầu của Phật Pháp. Cháu phải bình tỉnh và sáng suốt quán chiếu nhân duyên, vì trên đời này cái gì cũng có nhân duyên của nó. Vậy, đây chính là nhân duyên cho cháu cứu độ người thân và đưa họ vào trong Phật Chánh Ðạo, vĩnh viễn thoát ra khỏi vòng sanh tử, đó mới là cái quả thù thắng nhất, không thể nào dùng từ ngữ mà nói hết. Cháu đọc và suy nghỉ những gì chú viết dưới đây cho thật kỷ càng, để có thể áp dụng cho đúng lý và đúng pháp, và phải biết uyển chuyển sáng suốt trong mọi việc làm, vì mọi pháp đều là phương tiện và thường biến. Cháu nên gửi bài viết này cho mọi người trong gia đình đọc để phát sanh chánh kiến và đồng lòng theo một chiều hướng để trợ giúp người thân, mới hy vọng cứu họ được. Trước khi áp dụng phương pháp hoá giải oan gia đang xâm nhập hay dựa vào người, chúng ta phải hiểu cho thật rỏ tính chất và nguyên nhân đưa đến sự việc này. Khi hiểu rỏ rồi, tự nhiên sẽ biết cách hoá giải. Nếu không hiểu rỏ và làm sai, sẽ làm tăng thêm sự nguy hiểm và làm não loạn nạn nhân. Các cô cậu thầy bùa, thầy pháp v.v… chẳng có giúp gì được trong hoàn cảnh này; bởi lẽ, quí cô cậu này cũng là nạn nhân trúng tà nặng hơn ai hết, làm sao có thể giúp người khác. Nạn nhân phải được khai thị và giác ngộ Phật pháp để phát sanh chánh kiến, mới có thể thoát ra khỏi oan gia nghiệp chướng này. Vong linh (ma) không có thể tự nhiên và trực tiếp nhập hay dựa vào con người, vì năng lực của con người mạnh hơn ma. Nếu đem so sánh, năng lực của người ví như dòng điện cao thế (220 volts), và năng lực của ma yếu ớt như dòng điện trong cục Pin (3 volts). Do đó, trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật nói khi ma va chạm vào con người, ví như gươm dao chém vào nước, ma không có đủ năng lực để làm tác hại gì cho người. Thế nhưng, tại sao lại có những người bị ma dựa và bị điều khiển bởi ma. Một trong những nguyên nhân thường xảy ra với nạn nhân là như sau: Tâm thường nóng tánh, sân giận, gây gổ xung đột, ngu si, tà kiến v.v… Tâm thức bị kích động mãnh liệt bởi những sự khổ đau xảy ra đột ngột, như phá sản, thất tình, người thân yêu qua đời v.v… Bởi do mê tín vọng tưởng ham thích thần thông, làm đánh mất chân tâm thanh tịnh sáng suốt tự gieo tâm vào những cảnh giới hảo huyền, tâm không làm chủ lấy thân, nên bị oan gia trái thừa cơ hội đột nhập vào thân; như nhà không có chủ bị ăn trộm lén vào chiếm hửu. Bởi do mê tín, hành các pháp tà đạo như cầu cơ kêu gọi vong linh, bùa ngải, đồng bóng v.v… Nên chiêu cảm những vong linh đến dựa vào thân. Những pháp môn này, Phật gọi là tà đạo, và hiện nay rất là thông hành ở Việt Nam (nhất là ở miền bắc Việt Nam), Campuchia, Thái Lan, Lào v.v… Những cô cậu dùng bùa ngải điều binh khiển tướng ma, rốt cùng cũng bị ma điều khiển ngược lại mà trở thành khùn điên, loạn trí, ta gọi là “ngải phản” v.v… Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật nói những người sử dụng tà bùa, rốt cùng đều bị đoạ địa ngục. Bị người hảm hại bỏ bùa : cũng phải nên nói cho rõ, những trường hợp bị bỏ bùa, bỏ ngải này không thể xảy ra đến với người có tâm thanh tịnh, có chánh kiến và không mê tín. Người bị hại thường là những người không có chánh kiến nên mới bị gài bẩy và mắc lừa tin vào các pháp tà đạo, và sau đó bị sức ảnh hưởng của tà tâm khống chế; đây cũng có thể gọi là “cảm ứng đạo giao”, nhưng đạo ở đây không phải là chánh đạo, mà là tà đạo. Bùa ngải và tà chú không có sức ảnh hưởng với người có tâm thanh tịnh và trí huệ trong sáng (chánh kiến) v.v… Nói tóm lại, nguyên nhân chung của những người bị ma dựa đều khởi từ sự đánh mất chánh kiến, rơi vào mê tín; do những điều kiện (nhân duyên) và hoàn cảnh tác động từ bên ngoài hay do nơi tự nội tâm của họ. Do nhân duyên tự mình khởi, gây cảm ứng đến những oan gia trái chủ, thừa cơ hội đột nhập vào thân để hảm hại trã thù. Bị ma dựa là hiện thực của nhân duyên quả báo. CÁCH THỨC HOÁ GIẢI OAN GIA TRÁI CHỦ: Sám hối tội chướng : Bởi do biết từ vô thỉ đến nay, chúng ta đã tạo vô số ác nghiệp đối với chúng sanh; hoặc giết hại họ, hoặc ăn nuốt họ, hoặc não loạn họ v.v…. Hôm nay, trước Phật và Bồ-tát và chư vị oan gia trái chủ ta nên cung kính và thật lòng sám hối tội lổi, nguyện từ nay theo đạo Phật làm lành, bỏ ác, hướng thiện. Khi đã có tâm bỏ ác hướng thiện rồi, không nên khởi tâm sân giận với các chư vị oan gia trái chủ, khi đang bị họ hành hạ bức bách thân tâm. Phải luôn hết lòng từ bi mà hoà giải với họ xin họ tha thứ. Nếu họ chưa chịu buông tha, ta phải biết nhẫn nhục mà tiếp tục cầu xin cho đến khi họ xuôi lòng. Không nên nỗi giận đánh trã đũa, trã thù trở lại, tự gây tổn thương chính mình, làm tăng thêm lòng sân giận, và khởi thêm nhiều ác nghiệp. Nếu tiếp tục làm như vậy, nạn nhân sẽ bị điên loạn và tổn thương. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, chỉ vì mê nên đánh mất tự tâm, nay ta hết lòng sám hối tội lổi, họ sẽ động lòng từ bi mà dung thứ cho ta. Khi họ tha lổi cho ta rồi, ở nơi họ cũng có điều lợi là họ được siêu thoát ra khỏi kiếp làm ngạ quỉ và được sanh về cõi phước báu. Bởi, khi họ phát lòng từ bi tha thứ, tâm của họ liền trở nên thanh tịnh, tội chướng lập tức được tiêu trừ. Tha thứ cho người thật sự là món quà cho chính mình, và cho người, cái lợi trước tiên là ở nơi mình. Làm các công đức lành : Tâm đã sám hối rồi thì phải có những hành động thiết thực để chứng minh cho cái tâm này có chân thật hay không, để lập công chuột tội : từ nay nguyện không sát sanh và xa lìa các ác pháp; nguyện ăn chay niệm Phật và làm các thiện pháp như : phóng sanh, từ thiện cứu tế, giúp người bị tai nạn do bệnh tật, hoạn nạn, lũ lụt, động đất, thiên tai v.v… Lấy công đức đã làm này cung kính và từ bi hồi hướng cho tất cả oan gia trái chủ và chúng sanh trong mười phương pháp giới đều được siêu sanh Tịnh Ðộ Di Ðà.. Quy y Tam Bảo làm đệ tử Phật : Phải nên qui-y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) để chánh thức là đệ Tử Phật và được Phật Bồ-tát thường gia hộ, bởi vì Phật Bồ-tát khó độ người vô duyên, không kính Phật, không tin kinh pháp. Khi đã quy y Tam Bảo rồi, phải hết lòng giữ gìn giới cấm : không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không dùng các chất gây nghiện (rựu, xì ke, á phiện v.v…) làm mất giống Phật (trí huệ sáng suốt). Lấy sức Ðịnh Huệ hàng phục ma quán, xưng niệm danh hiệu Quán Âm Bồ-tát cầu cứu khổ cứu nạn : Áp dụng cách thức tu tập Giới, Ðịnh và Huệ để giữ tâm thanh tịnh, gạn lọc và loại bỏ ma tâm, phát khởi Phật tánh, làm chúng ma phải xa lìa: Giới : như đã nói trong phần (3), phải tôn trọng và giữ gìn ngủ giới một cách nghiêm chỉnh, vững vàng không phạm. Ðịnh : trong tất cả các thời, ngay lúc ở trên giường sắp ngủ, đang ngủ (nếu có thể), đều hướng tâm về Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát cầu sám hối, cầu cứu khổ cứu nạn. Phải thành tâm tín ngưởng và cung kính xưng niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ-tát Cứu Khổ Cứu Nạn”, niệm to, niệm nhỏ hay niệm thầm đều được cả. Ðiều chủ yếu là phải cung kính và thành tâm. Nếu không có cái tâm này, việc làm này chỉ là hư dối, luống uổng công phu mà thôi. Huệ : Phải hiểu rõ mọi pháp tướng có : sắc, âm thanh, hương, vị, cảm xúc hay ý thức đều là hư vọng (giả); nó có là do duyên sanh; khi hết duyên, nó sẽ tự nhiên tan rã. Vì tâm ta suy nghỉ tà, hành pháp tà, nên bị trúng tà. Nếu nay ta xoay chuyển tâm ngược trở lại thành chánh kiến, hành chánh nghiệp, tự nhiên hoàn cảnh sẽ thay đổi. Nếu trong tâm ta tin và nghỉ là có oan gia đang hảm hại ta, nó sẽ hiện thật xảy ra. Phải dụng tâm mà quán chiếu rằng tất cả mọi sự, mọi cảnh đang hiện ra (ma dựa) đều là vọng tưởng ảo ảnh, không thật, rồi an định tâm lại mà niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ-tát Cứu Khổ Cứu Nạn” để tâm không bị lo sợ, suy nghỉ và quên đi những ma cảnh này. Nếu ta có tâm dõng mãnh, trí huệ sáng suốt, thông rõ không có chút nghi ngờ rằng mọi ma cảnh vốn là “không không không”, nó chỉ là ảo ảnh hảo huyền; những ảo tưởng, khủng bố, điên đảo này tự nhiên sẽ biến mất. Tất cả sự việc này có thành tựu hay không đều là do tâm giác ngộ của nạn nhân. Tụng chú Ðại Bi hoá giải nghiệp chướng : mỗi ngày ít nhất là ba thời : sáng, trưa và tối. Nên tụng ở trước bàn bàn thờ Phật, nếu không có bàn thờ Phật, có thể tuỳ thuận chọn một nơi thoải mái, đặt một thau nước trong sạch ở trước mặt, rồi tụng chú Ðại Bi (ít nhất là 7 biến mỗi thời, hay càng nhiều càng tốt), nếu có nhan đèn cho trang nghiêm khi tụng chú cũng tốt, nếu không có không sao, miển sao giữ được lòng thành kính và thanh tịnh hướng về Phật Bồ-tát, thì sẽ được cảm ứng đạo giao với Phật Bồ-tát. Sau khi tụng chú Ðại Bi và đảnh lể xong, ta phải phát khởi lòng tin mà quán niệm rằng nhờ công đức niệm chú Ðại Bi, nước ở trong thau nay đã biến thành nước cam lồ của Quán Âm Bồ-tát, có thể tẩy sạch trần cấu trong tâm, nơi thân và hoàn cảnh xung quanh. Tin như vậy rồi, đem nước này dùng để uống, rửa sạch toàn thân : từ đầu, thân thể, tay chân v.v…, nước còn dư đem ra rãi tưới xung quanh nhà v…v… Cháu P.T.! Nếu cháu có thể khuyên bảo, chỉ bày và giúp cho người thân của cháu thực hiện được cách thức như trên, chú tin là họ sẽ thoát nạn. Cách thức này chú đã chỉ bày cho vài người rồi, và tất cả đều đã thoát khỏi hoàn cảnh bị ma dựa/nhập. Trước kia họ là những người không tin Phật; bây giờ họ đều phát lòng Tín-Nguyện-Hạnh niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Công đức xưng niệm danh hiệu Quán Âm Bồ-tát và tụng chú Ðại Bi có năng lực hoá giải oan gia nghiệp chướng không thể nghỉ bàn. Nếu ai có thể tin và làm được, sẽ thoát nạn; ngược lại, là do nơi nghiệp chướng của họ quá nặng nên không thể phát được tín tâm. Nếu bị ma dựa mà vẫn không tin nơi Phật để cầu cứu độ; lại tin ở nơi các cô cậu thầy bùa, thầy pháp, thầy đồng bóng v.v… xem như là hết thuốc chửa rồi; ví như người bị trúng tà độc, lại uống thêm thuốc độc; hỏi sao thoát khỏi nạn lớn? Phải luôn giữ tâm từ bi, thanh tịnh và trong sáng (chánh kiến) là thuốc trị liệu tất cả các độc của ma nghiệp. ooOoo Hỏi A Di Đà Phật: Chú Trí ơi! Hiện nay bác con đã bình thường trở lại 90% , chị con không tự tử nữa, sinh hoạt bình thường trở lại khoảng 65% …. Con nói chuyện với Bác Trai; may thay, bác còn một chút lòng tin nơi Phật. Bác nói : mình có ác với ai đâu, sống lương thiện không trộm cắp , không nói xấu ai là được rồi … vận hạn thì mỗi nơi một chút : Phật cũng tin, mà thầy Pháp cũng tin … Những gì Phật nói chị để răn đời làm thiện là tốt, bác nói khi nào cháu gửi băng đĩa , sách Phật Pháp về bác sẽ xem và đọc, bác tin hoàn toàn là do số con người, vận hạn đến rồi qua và thầy cúng là khỏi . Anh trai lớn ở Australia về Việt Nàm, đưa mẹ và chị đến nhiều Chùa và được các Thầy khai thị hóa giải. Vì vậy, nên đã bình thường trở lại , hàng ngày Bác Gái chăm chỉ đọc một số kinh ở nhà con, con đang cố gắng hướng dẫn sám hối với chư vị oan gia trái chủ, khuyên họ cùng nhau niệm Phật cầu sanh Cực Lạc Quốc. Còn chị con thì cũng giống Bác Trai, tin hoàn toàn vào Thầy Pháp, con đang cố gắng nghe thêm về Phật Pháp để hướng dẫn chị chuyển tâm tin Phật . Trong thời gian này chị Út đang làm việc tại Australia, vì mẹ và chị gái như vậy, và sợ Bố mời thầy Pháp, nên chị không đi làm nữa và ở nhà niệm Phật để mẹ và chị khỏi bệnh. Anh trai lớn làm các việc công đức như in kinh, phóng sanh, khuyên tấn em gái bị nạn và đưa tới chùa v.v… Nhưng chị không tin Phật, chị hỏi Thầy khi nào con khỏi bệnh, chứ không chịu niệm Phật, sám hối. Chị vẫn còn gọi Chư Vị Oan Gia Trái Chủ là là “ma quỷ”. Trả lời Nam Mô A Di Ðà Phật: Cháu PT: Pháp Phật vi diệu nhiệm mầu, người có tín tâm nơi Phật thì sẽ được Phật Bồ-tát gia hộ chỉ đường cho gặp được đúng Thiện tri thức giúp đở, tìm thấy chánh pháp, xa rời tà pháp, từ đó mới có thể tiêu tai miễn nạn. Cháu là Thiện tri thức của gia đình bác của cháu, cháu nên tận lực mà độ cho họ tìm thấy Phật pháp. Chú xin góp vài ý kiến để cháu tư duy, rồi cháu tuỳ hỷ và tuỳ duyên mà giúp gia đình bác của cháu, phát sanh chánh kiến, hành chánh nghiệp. Quy y Tam Bảo: P.T cố gắng khuyên toàn thể gia đình của bác quy y Tam Bảo. Nếu muốn làm đệ tử Phật, thì phải quy y Tam Bảo. Đây là việc lớn nhất trong đời của một con người, phải nên cẩn trọng. Trước tiên phải chọn một vị minh sư đức độ để quy y. Như vậy, có điều gì không thông suốt thì được vị minh Sư này khai thị và hướng dẫn, hầu ngộ nhập Phật tri kiến, đừng nghe theo ngoại đạo tà thuyết. Không phải bây giờ mới có tà sư thuyết pháp đâu; xưa kia, lúc Phật còn tại thế cũng đầy dẫy. Lúc đó, ở Ấn Độ có đến 96 ngoại đạo và 72 bàng môn, còn bành trướng mạnh mẽ hơn cả Chánh-pháp. Phần lớn, dân chúng thời ấy đều theo tà đạo vì không am hiểu chân lý. Các tà đạo ấy rất tai hại, họ dẫn dắt chúng sanh đi lạc đường. Thật là nguy hiểm! phải cẩn trọng mà chọn một vị minh sư đức độ để quy y và nhận sự hướng dẫn tu tập. Khi đã quy y Phật, thà xả bỏ sanh mạng, chớ quyết không quy y với trời, thần, tà giáo hay thiên ma ngoại đạo. Nếu còn ham sự khoái lạc của cõi trời, thiên đàng, hoặc ở địa đàng nào đó mà chỉ nghe nói chứ chưa hề thấy, nên tò mò muốn đi tìm tới mà không biết đi về hướng nào. Rồi cứ quanh quẩn trong sáu nẽo luân hồi, vào bụng ngựa ra bụng lừa, gặp mãi vua Diêm-la, không thoát khỏi địa ngục mà vẫn cứ làm loài súc sanh, ngạ quỷ. Bởi vậy thà chết chớ không quy y trời, thần, tà giáo hay thiên ma ngoại đạo. Sư phụ dắt đến cửa Chính mình phải chuyên tu Có ăn thì mới no Tự mình đoạn sanh tử. Ðã quy y Tam Bảo rồi, phải có chánh tri chánh kiến, dứt bỏ tà tri tà kiến, phải có quyết tâm thực hành bốn nguyện lớn: Chúng sanh vô biên thề nguyện độ. Hãy tự hỏi mình đã có thể tự độ chưa? đã độ được chúng sanh nào chưa? Nếu chưa thì cũng không nên đến với Phật giáo để mưu đồ danh lợi, cơm áo v…v… Nếu làm như vậy, thì chẳng những không độ được chúng sanh mà còn bị đọa địa ngục. Nếu chỉ độ được một người cũng không sao, dần dà sẽ có hai người, ba người, bốn người, trước ít sau nhiều với thời gian. Phiền não vô tận thề nguyện đoạn. Hãy tự hỏi mình đã đoạn trừ phiền não chưa? dứt bỏ tính nóng giận, tham lam và các thứ tính xấu ác khác chưa? Trước tiên hãy cắt đứt phiền não, tận diệt tham, giận, si mê. Như vậy mới là chân chánh Phật tử. Pháp môn vô lượng thề nguyện học. Hãy tự hỏi mình có học tập pháp môn nào không? Có đọc tụng kinh Đại thừa nào chưa? Nếu chúng ta đã lập nguyện thề thành Phật đạo Vô thượng, mà không theo học tập từ nơi kinh điển của Phật, mà chạy theo các thầy pháp, thầy bùa v…v… thì như người mù nhận kẻ mù làm Sư Phụ dắt đường chỉ lối. Phật đạo Vô thượng, thề nguyện thành. Tuy chúng ta chưa đạt thành đạo quả Bồ đề, nhưng nếu có tâm dõng mãnh phát khởi Bồ đề tâm, luôn tinh tấn không thoái chuyển; thì sức mạnh của bốn nguyện lớn này sẽ hỗ trợ chúng ta tu hành để đắc quả vị Vô thượng Bồ Đề. Sám hối tội chướng: Bác Trai nói : “mình có ác với ai đâu, sống lương thiện không trộm cắp, không nói xấu ai là được rồi …. “ Phổ Hiền Bồ-tát nói : “Chúng sanh ở cõi Diêm Phù Đề này khởi tâm động niệm đều là tạo tội. Nếu tội ác của chúng sanh có hình tướng, cả tam thiên đại thiên thế giới cũng không có chỗ dung chứa” Nghe lời Bác Trai nói rất là thật thà và dể thương. Nhưng không phải vậy đâu Bác ạ! Cái thấy biết của chúng sanh và Phật Bồ-tát có vô vàn khác biệt. Chúng sanh thì tội của mình ở hiện đời cũng chẳng nhận ra, làm sao biết đến tội lổi đã kết tập từ vô thỉ kiếp đến nay. Phật Bồ-tát có “túc mạng thông” thấy rõ tội nghiệp của từng mỗi chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay, không thể tính kể. Nếu chúng ta tin nơi trí huệ rõ thông không ngằn mé của Phật Bồ-tát, và tự biết mình là phàm phu chúng sanh vô minh; trước chư Phật, phải nên thành tâm phát lộ sám hối tất cả tội lổi trong quá khứ. Ðược vậy, tội lổi sẽ được tiêu trừ, thiện căn sẽ tăng trưởng. Nếu không thành tâm, tội nghiệp vẫn còn nguyên, thiện căn khó nẩy mầm. Tất cả đều tùy thuộc ở lòng thành và quyết tâm, tránh vọng tưởng tà niệm. Biển khổ mênh mông, nếu quay đầu trở lại sẽ đến được bến bờ. Quy y Giới: Đã quy y với Tam Bảo và sám hối tội lổi rồi, phải giữ gìn Ngũ-giới. Là đệ tử Phật thì phải chân thật, đã biết lổi thì phải sửa chữa, quyết không tạo thêm lổi mới. Đức Phật đã nhập Niết Bàn rồi, không còn ở đây để ngày đêm nhắc nhở chúng ta không phạm giới cấm. Chúng sanh phải lấy giới làm thầy. Trong lễ quy y Tam Bảo, chúng ta cũng phải quy y Giới. Ngũ-giới là năm điều luật căn bản giúp ta tránh điều ác, làm việc thiện, đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, điều ác nhỏ mà cứ làm. Ðã quy y Tam Bảo, sám hối và quy y Giới rồi, thì phải có cuộc sống hợp với thiên lý, thuận với xả hội, hoà với chúng sanh; không nên vì tham tiện nghi, tham khoái lạc, tham hưởng thụ, tham danh, tham lợi v.v… mà sanh lòng lợi dụng lường gạt hay tâng bốc kẻ khác. Tuy rằng chúng ta không quy y với trời, thần, tà giáo hay thiên ma ngoại đạo, nhưng chúng ta phải luôn giữ tâm thanh tịnh bình đẳng và cung kính mọi loài chúng sanh, vì chúng ta biết mọi loài chúng sanh đều có tánh Phật. Nếu chúng ta đã quy y Tam Bảo, quy y Giới và có lòng sám hối, thì tội chướng nào mà chẳng diệt, phước báu nào mà chẳng sanh. Chúng ta đâu cần phải tốn hao tiền của cúng dường cho các cô chú thầy pháp, thầy bùa v.v… mà lại còn phải mắc thêm tội lổi – tiền mất tật mang. Mọi người phải nên, chọn Phật làm thầy....” Thưa thầy con muốn hỏi là ông Ngoại con rất hay về nhập vào dì con, bây giờ thì Gia Đình con phải làm thế nào để ông ngoại con siêu thoát ” ?November 11, 2019Hỏi A Di Đà Phật, Thưa chú Minh Trí thân kính, Hôm nay tại Vantaa, Phần Lan quí đồng tu đã bắt đầu gặp gỡ và tụng trì niệm phật , cũng do nhân duyên chị Hồng Vân có gửi lời chào và xin chú giúp giả đáp 1 vấn đề như sau và con xin ghi lại chính xác câu hỏi của chị : ” Thưa thầy con muốn hỏi là ông Ngoại con rất hay về nhập vào dì con, bây giờ thì Gia Đình con phải làm thế nào để ông ngoại con siêu thoát ” ? Rất mong được Chú hoan hỉ chỉ bày cho chị Hồng Vân !!! Nam Mô A Di Đà Phật, Phần Lan 25.11.2012 Kính thư, Cháu Trang ! Đáp Nam Mô A Di Đà Phật Cháu Trang thân mến: Nhóm cộng tu: Trước hết chú chúc mừng các cháu & huynh/đệ thành lập được nhóm niệm Phật cộng tu mới của Phần Lan – Vantaa. Chúc mọi người pháp hỹ sung mãn, luôn sát cánh giúp đở lẫn nhau trong việc tu hành trong Lục Hòa Kính. Chú để nghị, mỗi lần nhóm họp cộng tu, mọi người cùng nhau đọc 6 điều trong “Lục Hòa Kính”. Bởi lẽ, nếu một đoàn thể cộng tu mà không tuân theo Lục Hòa Kính, sẽ có tranh cải & mâu thuẩn, Phật Bồ-tát & chư Thiên Hộ Pháp không gia trì. Nhóm công tu nên thiết lập qui tắc để mọi người tuân theo, đây là Giới, nếu tu hành mà không giữ Giới thì sẽ bị hỏng hết. Lục Hoà Kính : Thân hòa đồng trụ Khẩu hòa vô tranh Ý hòa đồng duyệt Lợi hòa đồng quân Giới hòa đồng tu Kiến hòa đồng giải (2) Hóa giải Oan Gia Trái Chủ Trước hết không nên tự nhận người âm này là ông ngoại hay bà con cô bác. Vì oan gia trái chủ thường giả dạng làm người thân để làm cho nạn nhân thương tưởng mà chấp nhận cho ho dựa vào. Dù người âm này là có thật hay không thật, là thân nhân hay oan gia trái chủ. Nạn nhân nên đối đãi với họ với tâm từ bi, chân thật và không sân giận. Nên làm lơ không để ý và suy nghĩ đến người âm này nữa. Vì mỗi khi nghĩ nhớ đến người âm là mỗi lần sanh ra nhiều vọng tưởng, sợ hải hay phiền não, tạo nhân duyên cho người âm xâm nhập vào thân. Lại nữa, chẳng nên vội tin là có người âm đang xâm nhập, đôi lúc nó chỉ là vọng tưởng của chính mình. Việc này khó phân biệt lắm ….. Chú kèm theo dưới đây là bài viết chú gửi cho những đồng tu có cùng cảnh ngộ, giúp họ tự cảnh tĩnh, tự niệm Phật giữ tâm thanh tịnh mà thoát khỏi ma chướng / nghiệp chướng. Cháu gửi bài viết cho bạn của cháu để nghiên cứu nha!...